Lòng nhiệt huyết giống như ngọn lửa bùng cháy không bao giờ tắt.

Lòng nhiệt huyết giống như ngọn lửa bùng cháy không bao giờ tắt. Cho dù ngọn lửa ấy bị dập tắt bởi bất cứ tác nhân nào, nó cũng sẽ âm ỉ và bùng lên bất cứ khi nào có thể.

Năng lượng của sự nhiệt tình – Hãy sống như thể luôn “Tự bốc cháy”

Inamori Kazuo –  người được mệnh danh là “Bậc thầy triết lý cuộc sống” đã so sánh một cách đầy hình tượng về 3 dạng tính cách con người tương ứng với 3 dạng vật thể: Bắt lửa, Không bắt lửa và Tự bốc cháy. Những người có tính cách “Tự bốc cháy”, tự bản thân họ có thể bùng cháy ngọn lửa nhiệt tình và lan tỏa luồng nhiệt mạnh mẽ đó tới xung quanh. Đó chính là năng lượng của sự nhiệt tình. Luôn sôi nổi và sống động như những ngọn lửa bập bùng.

Lời khuyên của Inamori Kazuo trong cuốn sách “Cách sống” rằng sẽ là rất lý tưởng khi tìm kiếm được những nhân tố “Tự bốc cháy” trong tuyển dụng nhân viên hay xây dựng đội nhóm. Hoặc những người “Bắt lửa” cũng là những ứng cử viên tiềm năng cho sự lựa chọn.

Tặng các bạn câu nói đầy cảm hứng từ Peter Shaw để nhen nhóm và thổi bùng năng lượng nhiệt huyết của chính mình. Hãy sống với nguồn năng lượng vô tận bên trong.

Người “Bắt lửa” tuy chưa tự bốc cháy được nhưng họ có thái độ cầu thị. Họ có tinh thần tiếp thu những cái mới, ham học hỏi, sẵn sàng kết nối với người khác. Bản thân họ cũng hội tụ sẵn các ưu điểm chỉ chờ có tác nhân tạo đà để có thể dần bứt phá thể hiện mình. Chắc chắn sẽ đến một ngày, những người “Bắt lửa” cũng có thể trở thành người “Tự bốc cháy”.

Người “Không bắt lửa” cũng giống như ngọn củi ẩm

Cho dù có nguồn nhiệt mạnh mẽ tác động đến đâu đi chăng nữa cũng khó có thể châm cho vật thể không bắt lửa cháy bùng lên. Bởi họ tự tách rời bản thân, rất khó có thể lan tỏa bất cứ nguồn cảm hứng nào. Với những người thơ ơ và hời hợt thì kết quả họ mang lại cũng là sự thơ ơ và hời hợt.

GS Phan Văn Trường – một nhà lãnh đạo với nhiều trải nghiệm về quản trị nhân sự và quản trị doanh nghiệp cũng từng chia sẻ rằng: “Chúng ta không thể thành công nếu không tạo ra một thế giới nơi mà mọi người thiếu sự hợp tác. Lộ trình thành công của mỗi người bắt buộc mỗi chúng ta tập hiểu mọi đối tác để cùng hợp tác và cùng tạo giá trị. Tất cả lối tư duy ích kỉ, dối trá là phản hợp tác, không giúp ích cho sự thành công” – (Một đời như kẻ tìm đường).

Sức mạnh của lòng nhiệt tình

Bạn đã biết tới phương trình cuộc đời? Biến số tương lai cuộc đời phụ thuộc bởi những điều gì?

Phương trình cuộc đời cũng không thể thiếu yếu tố Nhiệt huyết

Inamori Kazuo đã đưa ra một phương trình cuộc đời theo góc nhìn của ông như sau:

CUỘC ĐỜI & THÀNH QUẢ = TƯ DUY X NHIỆT HUYẾT X NĂNG LỰC

Trong đó, cách “Tư duy” là quan trọng nhất. Bởi suy nghĩ định hình nên con người và tính cách. “Năng lực” chính là nguồn vốn quý cũng như tài sản vô giá giúp bạn thích ứng trong mọi điều kiện hay bối cảnh cuộc đời. Nhưng bên cạnh đó, tinh thần “nhiệt huyết” hay sự nhiệt tình chính là yếu tố dẫn đường tới những biến số tuyệt vời của kết quả cuộc đời. Sống với lòng nhiệt huyết chắc chắn sẽ đem lại nhiều thành quả giá trị tương xứng với sự nỗ lực cống hiến của bạn.

Lòng nhiệt tình làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn 1.100%. Thái độ thực sự tạo ra điều khác biệt. Luôn thổi hồn vào bất cứ điều gì bạn làm. Hãy lưu tâm một nguyên tắc sống: Hãy luôn luôn dành cho mọi người nhiều hơn điều họ mong muốn

Trích cuốn Dám nghĩ lớn – David J. Schwartz (The Magic of Thinking Big)

Đây chính là bí quyết để đạt những thành quả qua quá trình tích cực gieo trồng những điều tốt đẹp.

Người sống với lòng nhiệt huyết, cuộc sống của họ luôn sống động và có nhiều mối kết nối xã hội bền vững. Bởi họ không chỉ chuyên tâm để vươn tới cái đích cuối cùng cho mọi điều đặt ra trong cuộc sống. Người giàu năng lượng nhiệt huyết còn dành sự quan tâm trong vun đắp và trân trọng những mối quan hệ của mình.

Hãy luôn sống như vật thể “Tự bốc cháy”, nhen nhóm cho chính động lực và nguồn thôi thúc bên trong chính mình. Và sẽ còn tuyệt vời hơn nữa nếu bạn lan truyền ngọn lửa nhiệt huyết của mình tới những người xung quanh.

“Hãy tạo giá trị cao nhất cho mỗi việc mình làm. Người làm việc tới cùng sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khám phá được chính mình vì đạt tới giới hạn của khả năng.”

GS Phan Văn Trường (Một đời như kẻ tìm đường)
Nếu bạn yêu thích nội dung này và tìm thấy những điều giá trị, tạo ra tác động tích cực cho bạn, hãy ủng hộ cho blog bằng cách mời mình một ly cà phê nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Enjoy your life!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *